BLOG

1001 Bài học thành công từ cuộc sống

Thật khó tin rằng những quả bóng bay có thể dạy bạn một bài học cuộc sống sâu sắc. Nhưng vị giáo sư đại học này lại biết cách sử dụng chúng theo một cách vô cùng đặc biệt.
Khi đang giảng bài trên lớp một ngày, một vị giáo sư đại học đột nhiên dừng lại vì muốn dạy cho 100 sinh viên của mình một bài học quý giá.
Ông đưa mỗi sinh viên một quả bóng bay, yêu cầu họ thổi phồng nó lên rồi viết tên của mình lên trên. Sau đó, ông yêu cầu họ bỏ quả bóng bay sang căn phòng bên cạnh.
Sau khi tất cả hoàn thành nhiệm vụ, các sinh tập trung bên ngoài căn phòng, bây giờ đã chứa đầy bóng.

“Các em có 5 phút,” vị giáo sư giải thích, “để sang phòng bên kia, tìm quả bóng viết tên của mình, và quay lại giảng đường.”
5 phút trôi qua nhanh chóng, và không một ai tìm được quả bóng của mình. Tất cả đều bước ra khỏi phòng.

Sau đó, vị giáo sư yêu cầu họ thay đổi cách mình tìm quả bóng. Bây giờ họ có thể lấy bất kì quả bóng nào rồi đi tìm người viết tên trên đó để đưa cho họ.
Kết quả là, mọi người đều lấy được quả bóng mang tên mình trước khi hết 5 phút.
“Đây là một ẩn dụ,” vị giáo sư giải thích.
BÀI HỌC:
“Đây chính xác là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Mọi người đều điên cuồng đi tìm hạnh phúc của mình, nhưng không ai biết nên tìm nó ở đâu. Hạnh phúc của chúng ta nằm trong tay người khác. Nếu bạn mang lại cho người khác hạnh phúc, bạn cũng sẽ có hạnh phúc của mình.”
Và đó là ý nghĩa của cuộc đời này.
Nguồn Sưu tầm

Ngày xưa có ba con rận cùng chung sống trên mình một con heo nhưng luôn cãi nhau.
“Các anh đang muốn tranh giành cái gì?”
“Chúng tao muốn giành lấy chỗ trú ngụ lý tưởng nhất cho mình”
“Chẳng bao lâu nữa con heo này sẽ bị làm thịt để chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới, đến lúc đó các anh giành cái gì?”
Thế là sau đó, các con rận đã liên kết lại với nhau để hút càng nhiều máu của con heo càng tốt…Kết quả, chúng làm cho con heo trở nên quá gầy đến nỗi không ai muốn giết nó nữa.
BÀI HỌC:
Khi nhìn thấy cái lợi trước mắt, con người thường mất đi tầm nhìn về cái lợi lớn hơn. Chỉ có tầm nhìn rộng mở mới có thể giúp bạn bỏ qua cái lợi thực tế trước mắt và tránh được sự tổn hại trong các mối quan hệ.
Nguồn Sưu tầm

Có một chàng trai, không thi vào đại học, cha mẹ đã tìm một người vợ cưới về cho anh.

Sau khi kết hôn, anh dạy học tại một trường tiểu học trong làng.
Vì không có kinh nghiệm, nên chưa đầy một tuần anh đã bị học sinh tẩy chay, khiến anh bị sa thải.
Trở về nhà, người vợ khẽ khàng lau nước mắt cho anh, an ủi nói: “Những việc không vừa ý mình thì có đầy ra đó, có người trút ra được, cũng có người trút không được, anh không cần phải thương tâm như vậy, cũng sẽ có nhiều việc thích hợp hơn đang chờ anh kia mà”.
Về sau, anh ra ngoài làm công cho người ta, lại bị ông chủ đuổi về nhà vì anh làm việc quá chậm.
Lúc đó, vợ nói với anh: “Động tác luôn có nhanh có chậm, người ta đã làm việc nhiều năm như vậy, còn anh thì chỉ là học sinh đọc sách, sao có thể nhanh như họ được?”.
Anh lại trải qua rất nhiều công việc, nhưng cũng vẫn thế, phần lớn là bỏ dở nửa chừng.
Thế nhưng, mỗi lần anh chán nản thất vọng trở về, người vợ lại luôn luôn an ủi anh, chưa bao giờ than trách một câu.
Lúc hơn 30 tuổi, anh nhờ vào khả năng thiên phú về ngôn ngữ, làm trợ giảng tại trường khuyết tật.
Về sau, anh xây dựng được một trường khuyết tật khác.
Sau đó, tại rất nhiều thành phố, anh lại xây dựng được rất nhiều phân hiệu khác.
Từ đó, anh đã là ông chủ có ngàn vạn tài sản rồi.
Một ngày, công thành danh toại, anh hỏi vợ rằng: “Mỗi lúc anh cảm thấy tiền đồ vô vọng, điều gì đã khiến em lúc nào cũng có lòng tin với anh như vậy?”
Cô trả lời mộc mạc, đơn giản:
“Một mảnh đất, không hợp cho việc trồng lúa mạch, có thể trồng thử đậu; nếu đậu cũng không thích hợp, có thể thử trồng dưa leo; nếu cả dưa leo cũng không được… thì rải lên một ít kiều mạch nhất định cũng có thể nở hoa. Một mảnh đất, luôn luôn có một hạt giống thích hợp với nó, cuối cùng cũng sẽ có thành quả thu hoạch trên mảnh đất đó thôi. “
BÀI HỌC:
Trên thế gian này không ai là vô dụng cả, chỉ là bạn chưa tìm đúng hạt giống phù hợp mà thôi.
Nguồn Sưu tầm

Từ một cuộc đời tuyệt vọng đến cánh cửa tỷ phú !
Tuổi 65 suýt nữa ông tự tử
Tuổi 88 ông là một tỷ phú
—–
– 05 tuổi bố mất
– 16 tuổi bỏ học.
– 17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4.
– 18 tuổi kết hôn.
– 18-22 tuổi, làm công nhân đường sắt và bị đuổi.
– Ông đi lính và bị đá ra ngoài không lâu sau đó
– Ông tiếp tục nộp đơn vào trường luật nhưng bị từ chối.
– Ông đi bán bảo hiểm rồi lại thất bại
– Ông làm đầu bếp kiêm rửa chén trong một quán cà phê nhỏ.
– Ông thất bại trong ý định bắt cóc con gái
– Nghỉ hưu ở tuổi 65, ông nhận được khoản trợ cập từ Chính phủ vỏn vẹn khoảng hơn 2 triệu đồng. (105 USD). Ông cảm thấy xấu hổ vì Chính phủ cho rằng ông không thể tự nuôi sống bản thân
Ông cảm thấy cuộc đời quá tuyệt vọng, chỉ toàn là thất bại. Ông quyết định tự tử, ngồi dưới một cái cây, định viết di chúc.
Nhưng thay vào đó, ông đã viết những gì mình làm được. Ông nhận ra rằng mình có thể giàu hơn, không đến mức thê thảm như bây giờ.
Có một điều chắc chắn ông làm rất tốt, giỏi hơn những người khác, đó chính là nấu ăn. Ông quyết định dùng gần 2 triệu trong số tiền trợ cấp của chính phủ để mua bếp núc, nguyên liệu, bắt đầu chiên những miếng gà và đem bán cho những người hàng xóm ở Kentucky.
88 tuổi, ông là một tỷ phú.
—–
BÀI HỌC:
Thay vì ngồi than vãn về sự bất công của cuộc đời dành cho bạn, hãy hành động để nhận lấy những gì thực sự xứng đáng với bạn !
Nguồn Sưu tầm

Hồi còn trung học, một lần nọ, giáo viên Vật lý của tôi ra một thử thách nhỏ cho cả lớp. Yêu cầu đặt ra là làm một chiếc máy bay bằng giấy dưới bất kỳ hình dạng nào, miễn là nó bay được. Người làm ra được chiếc máy bay bay xa nhất sẽ là người chiến thắng.
Thế là, cả lớp lao vào làm. Gì chứ mấy trò gấp giấy là nghề của tôi mà máy bay giấy còn là thứ tôi khá thành thạo. Sau một hồi loay hoay, tôi làm nên một chiếc tuyệt nhất có thể và nó bay được khá là xa.

Thế nhưng, tôi không phải người chiến thắng. Gã chiến thắng ngồi im suốt từ đầu cho đến lúc phóng. Khi giáo viên ra hiệu lệnh cho các máy bay vào vạch xuất phát, gã cầm một tờ giấy trắng bình tĩnh đi lại vạch. Cả lớp ai cũng thắc mắc không biết tên này sẽ làm gì, một số gãi đầu, số khác thì lại lẳng lặng cười khẩy. Và trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, gã vo tròn tờ giấy lại. Rồi giáo viên hô hiệu lệnh: “Phóng.”

Chiếc máy bay – cục giấy bay lên, lao xẹt qua một rừng máy bay rồi đáp xuống, xa hơn bất cứ một chiếc máy bay chính hiệu nào trong lớp. Và gã là người chiến thắng.
Đám đông trong lớp nhao nhao, tỏ ra không phục vì cho rằng gã chơi ăn gian.
Vị giáo viên từ tốn đáp: “Thì sao chứ? Tôi nói là bất kỳ hình dạng nào. Vo tròn cũng là một hình dạng đó thôi.”

Gã đã chiến thắng bằng chút tiểu xảo bay lượn (hoàn toàn đúng luật) và cũng dạy cho cả lớp thêm một bài học về Vật lý lẫn cuộc sống.

“Người tài đạt được mục tiêu mà không ai với được; Thiên tài đạt được mục tiêu mà không ai nhìn thấy.” – Arthur Schopenhauer.
Cho đế tận ngày nay, tôi vẫn xem gã là một trong những thiên tài mình từng gặp được trong đời.

BÀI HỌC:

Nhiều người cứ bị cuốn sâu vào cách thực hiện theo một hướng bế tắc trong khi không nhận ra rằng, yêu cầu mấu chốt là đạt được mục tiêu. Có ý nghĩa gì khi phí hoài nhiều nguồn lực để giải quyết một chuyện trong khi vài kẻ chỉ cần tốn chút thời gian là xử đẹp xong và nhảy qua vấn đề khác quan trọng hơn?

“Out of the box” là câu cửa miệng ra rả khắp nơi. Thế nhưng, khoảng cách giữa lời nói và hành động vẫn còn là khoảng trời mênh mông.
Nguồn D.J. Hoskins
Nguồn Sưu tầm

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai.
Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
BÀI HỌC:
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cà ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
Nguồn Sưu tầm

Vào một buổi học, cô giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Cô chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.

Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào cũng chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Vào ngày kế tiếp, khi những đứa trẻ mang khoai tây đến lớp. Một số em chỉ có 2-3 củ khoai tây, trong khi vài em khác lại đem tới 5 củ. Sau đó, cô giáo đề nghị các em hãy mang bên mình những củ khoai tây này bất cứ lúc nào, kể cả khi đi ngủ hay làm vệ sinh cá nhân trong vòng một tuần.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái. Vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh.

Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin cô cho vứt hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói “Đây chính xác là lòng thù hận. Lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

BÀI HỌC:
Hãy học cách tha thứ và đối xử tốt nhất với mọi người. Bởi vì khi vứt bỏ được mọi sự thù hận, chúng ta không phải chịu đựng hối tiếc suốt cả cuộc đời.
Nguồn Sưu tầm

Một buổi tối đẹp trời nọ, anh nhân viên văn phòng dẫn vợ đi triển lãm máy tính.

Anh nhân viên văn phòng ưng lắm cái máy tính xách tay giá 30 triệu đồng, anh quyết định mua với điều kiện của shop là phải trả hết trong 1 tháng, nhưng tiền lương hàng tháng của anh chỉ có 6 triệu.
Vợ nói với anh: “Anh khùng rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”. Anh ta hỏi lương tâm nên làm thế nào đây.

Lương tâm nói: “Anh không xứng với cái máy tính đó, bởi vì nếu đến cái mình thích mà anh cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì sau này còn làm được trò trống gì trong xã hội này đây?”
Anh ta cắn răng để mua. Vì để trả nợ anh ta đã không ngừng làm thêm. Cuối cùng nội trong một tháng anh ấy đã trả hết số tiền còn thiếu. Vợ của anh cũng không vì sự điên khùng của anh ấy mà đòi ly hôn.

Sau đó, vợ anh ta dẫn anh đến triển lãm xe hơi, và nói: “Anh à, chúng ta vay tiền mua chiếc xe BMW nhé”. Anh ta rất hoảng hốt, cho rằng vợ mình khùng rồi.
Kết quả là, một năm sau anh ta trả hết số tiền vay mua xe BMW.

BÀI HỌC:
Đừng lấy quá khứ làm thước đo cho tương lai.
Bởi vì,
Mọi thứ bạn biết đến hiện tại chỉ là quá khứ, những điều kì diệu và bất ngờ lại xảy ra ở tương lai, chẳng ai biết trước được điều gì cả.
Nguồn Sưu tầm

Ai đọc và hiểu được đều sẽ thành công như vậy !
Ở làng nọ có một chàng thanh niên trẻ, bởi gia cảnh khốn khó nên đành phải bỏ dở con đường học hành, theo người ta đi vác đá, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Anh có một tính cách rất đặc biệt đó là làm gì cũng rất chuyên tâm.
Thế rồi một ngày nọ, khi đang trên đường tới nhà một người bạn, anh vô tình nhặt được một đồng tiền. Khi đi ngang qua hoa viên, thấy những người thợ tỉa hoa có vẻ đang khát nước, anh liền hào phóng đem đồng tiền mình vừa nhặt được, mua cho họ chút nước để giải khát.
Vừa nắng vừa mệt lại tự nhiên được một người xa lạ mời nước, những người tỉa hoa vô cùng cảm kích nên ai nấy đều hái tặng cho anh một bó hoa tươi. Chàng trai vui vẻ nhận rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Khi đi ngang qua một khu chợ, người mua kẻ bán qua lại tấp nập. Nhìn thấy chàng trai trẻ ôm 8 bó hoa tươi, ai nấy đều tưởng anh là người bán hoa nên xúm lại, tranh nhau mua và dúi vào tay anh 1 đồng tiền.
Mặc dù nhận được số tiền từ trên trời rơi xuống, nhưng chàng thanh niên chẳng vì thế mà động tâm, anh cất ngay vào túi và nghĩ bụng: “Tiền này vốn là ông trời thưởng tặng cho mình, vậy thì mình sẽ để dành, nếu gặp ai cần giúp sẽ cho người ấy“. Thế rồi một hôm, khi đi ngang qua một vườn cây, chàng trai trẻ phát hiện cành lá trong vườn đều đã khô héo, gãy dập hết cả sau một trận cuồng phong. Anh liền nhanh chóng tới gặp người làm vườn, nói: “Tôi đồng ý giúp ông dọn sạch sẽ khu vườn này, ông có thể cho tôi mang chúng về làm củi đốt được không?”
Người làm vườn nghe vậy rất lấy làm vui mừng: “Được chứ, được chứ, cậu cứ lấy hết đi!”.
Chàng trai liền hăm hở xắn tay áo vào vườn dọn dẹp. Dọn từ sáng sớm tới chiều tối nhưng mãi vẫn chưa hết, đang loay hoay không biết làm sao thì chàng trai nghe có tiếng trẻ con ẩu đả từ xa vọng lạ. Ra là đám trẻ con vì chia kẹo không công bằng nên sinh ra ẩu đả. Thấy thế, chàng trai liền chạy ra chỗ người bán kẹo, dùng 8 đồng tiền vẫn cất giữ bấy lâu, mua kẹo cho lũ trẻ và dạy chúng phải biết đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau.
Lũ trẻ tỏ ra vui sướng và rất cảm kích. Thấy anh đang loay hoay dọn vườn, không ai bảo ai, đứa nào đứa nấy liền chạy lại giúp anh nhặt củi, nhờ vậy nên chỉ một loáng là xong. Đúng lúc anh đang chuẩn bị vác củi về nhà thì một người đàn ông lạ từ đâu vội vã chạy tới, lớn tiếng gọi anh. Ngoảnh lại nhìn, anh phát hiện thì ra là người đầu bếp của một gia đình phú hộ xóm bên. Người này nói: “Số củi này rất tốt, nhóm lửa không phả khói, phía đông nhà chúng tôi có người mắc bệnh suyễn, sợ nhất là khói. Tôi phải nấu ăn cho chủ nhà nên đang loay hoay không biết làm sao”. Chàng trai nghe nói vậy, liền bảo: “Thế thì ông hãy lấy đi!“. Đầu bếp nói: “Làm sao có thể lấy không được?” Thế là, người đầu bếp đó móc túi ra trả cho anh 16 đồng tiền rồi lấy đi hết số củi này.
Chàng trai trẻ cầm lấy 16 đồng tiền này, thầm nghĩ, chắc chắn là ông trời muốn mình giúp được nhiều người hơn nữa đây. Nghĩ là làm, anh quyết định mở một quán nước cách nhà không xa lắm. Bởi đang ngay giữa mùa hè, thời tiết rất nóng bức nên hàng nước của anh bán rất chạy, nhưng do bán với giá rẻ lại tặng miễn phí cho 500 công nhân cắt cỏ gần đó, nên anh không còn lời lãi được bao nhiêu.
Một ngày nọ, có một thương nhân đi ngang qua đây, thấy quán nước ven đường của chàng trai trẻ liền ghé vào. Sau khi cầm ly nước, người thương nhân ra ngoài gốc cây trước của quán ngồi liền nghe thấy 2 cụ già đang trò chuyện: “Chàng trai trẻ này thật là tốt bụng, không chỉ bán nước với giá rẻ mà còn cung cấp miễn phí cho 500 công nhân. Ở đời bây giờ, không dễ mà kiếm được những người như vậy”. Vị thương nhân nghe xong rất hài lòng liền chạy vào quán nói: “Ngày mai sẽ có một đoàn buôn ngựa đi qua đây. Họ sẽ dắt theo 400 con ngựa nên cậu hãy chuẩn bị nhiều nước trà một chút”.
Những người cắt cỏ đứng gần đó nghe thấy đầu đuôi câu chuyện liền hò nhau mỗi người cắt một bó cỏ tặng chàng trai trẻ để trả ơn. Chàng trai nghe vậy liền từ chối, những người cắt cỏ liền nói: “Có gì đâu, chỗ cỏ này không đáng gì với chúng tôi cả, với lại chúng tôi tặng anh để mai anh có thể tặng những người buôn ngựa kia mà. Anh đừng ngại”. Chàng trai liền mỉm cười cảm ơn. Cứ như vậy, chàng trai đã có được 500 bó cỏ.
Ngày hôm sau, đoàn người buôn ngựa đều đến ghé vào quán nước nghỉ ngơi, nhìn thấy nhiều cỏ tốt như vậy, bèn tỏ ý muốn mua, chàng trai nói: “Số cỏ này, tôi vốn không có bỏ tiền, là những người cắt cỏ kia cho tôi để tặng các ông. Các ông cần cứ lấy đi”. Đoàn người buôn ngựa nghe vậy thì cười vang, xách bó cỏ ra đặt lên yên ngựa. Uống nước xong, liền đặt 1000 đồng tiền lên bàn rồi bỏ đi, mặc chàng trai trẻ gọi với theo.
Thế rồi 5 năm sau, ở nơi này đã xuất hiện một đại phú ông nổi tiếng gần xa mà “ai cũng biết là ai đấy”.

Bí quyết thành công của đại phú ông này thật đơn giản, nhưng thực ra sự thành công của anh vốn không phải là điều ngẫu nhiên, mà đó là bởi anh đã có đủ thiện căn và lòng nhân đức.
– Anh hiểu được rằng nếu muốn có được thì nhất định cần phải cho đi.
– Anh hiểu được mặt đất không sinh ra vật vô dụng, cành gãy lá rơi cũng đều có chỗ dùng được.
– Anh hiểu rằng muốn thành tựu bất kể việc gì, nếu chỉ dựa vào sức của bản thân là không thể.
– Anh cũng càng hiểu được rằng chỉ có nắm chắc cơ hội mới có thể thành tựu được sự nghiệp.
BÀI HỌC:
Mỗi một người chúng ta đều mong muốn được thành công thế nhưng lại không biết trân quý cơ duyên ngay trước mặt mình. Có những người oán trách tài vận không được tốt; có người lại oán trách xã hội bất công; thậm chí có người còn trách móc cha mẹ không có tài cán gì nên để họ khổ như thế này… Nhưng thật ra, điều mà nhiều người còn thiếu chính là một tấm lòng vô tư: “người trước ta sau” và lòng nhân “cho đi trước, nhận lại sau”.
Thiện Sinh biên dịch

Một ngày đẹp trời nọ, có 2 chàng thanh niên vào rừng săn gà.
Kết quả ngày hôm đó:
Mỗi người có 1 con gà đem về nhà.
Anh Tí nhanh tay bắt được con gà to nhất đàn về làm một bàn tiệc chiêu đãi các huynh đệ, tỷ muội một chầu bí tỉ với chú gà rừng vừa bắt hồi chiều.
Anh Tèo thì chậm chân nên bắt được con gà bé nhất hội, lại không kịp đến dự bữa tiệc vì nó đem gà về kiểm tra sức khỏe và thả vào chuồng, lại còn đi tìm ít thóc, ngô dự trữ sẵn cho nó.
Cứ như vậy đến một tháng sau đó:
Anh Tí vẫn nhanh tay đi vào rừng bắt con gà rừng khác để tối có mồi nhắm.
Anh Tèo thì châm chân nên không đi vào rừng bắt gà được nữa vì mải mê chăm sóc đàn gà con mới nở.
Cứ như vậy đến một năm sau đó:
Anh Tí dù nhanh tay giảm một tí vẫn kịp vào rừng bắt gà về thịt với các huynh đệ, con gà bé hơn 1 tí thôi nhưng vẫn chén được một bữa ngon lành.
Anh Tèo thì chậm chân chẳng thể vào rừng nữa vì ở nhà ngủ quên mất giờ giấc do nhà mới xây mát mẻ quá.
Cứ như vậy đến 10 năm sau đó:
Anh Tí người còn tí sức nên bắt được con gà bé tí và chầu nhậu thì còn tí người.
Anh Tèo thì chẳng còn nữa … đi du lịch mấy tháng với vợ con rồi chưa về, ở nhà đàn gà có lính chăm nom hết rồi.

BÀI HỌC:
Thà chậm chân nhưng suy nghĩ dài thì vẫn hơn nhanh tay mà suy nghĩ ngắn.
Nguồn Sưu tầm

Nhà tôi có vườn ớt đang mùa thu hoạch quả. Tôi tự hào lắm, ớt nhà tôi ăn rất ngon.
Năm ngoái, nhiều nhà hàng trong vùng đặt mua ớt nhà tôi, họ cũng khen thế. Nhờ sự động viên của họ, tôi đã nhân 5 diện tích trồng ớt nhà mình, tính chuyện đem ớt ra chợ bán kiếm đồng ra đồng vào.
Nhưng, người tính không bằng trời tính.
Vụ ớt này, cái tôi đạt được nhiều nhất là những bài học đắt giá trong quãng thời gian tôi tìm đầu ra cho vườn ớt nhà mình.
Mùa ớt chín, tôi bắt đầu thu hoạch với niềm tin lớn lắm. Dù gì, năm ngoái cũng đã nhiều nhà hàng chọn mua ớt của tôi. Họ đã tin tưởng thế thì việc bán hàng có gì là khó.
Ngày đầu, tôi thu hoạch 1 rổ đầy ớt, đâu đó tầm 15kg. Tôi đem ớt ra chợ bán.
Thấy ớt tôi vừa thu hoạch, tươi roi rói, lá còn xanh nguyên, nhiều người ưng mắt lắm. Có ba bà nội trợ tiến lại rổ ớt đầy ắp của tôi, hỏi: Ớt cay không em?
-Ôi, cay ngon lắm chị ạ.
-Cay à…Chị lại thích ớt vừa vừa thôi, anh nhà chị đau dạ dày.
Cả 3 bà nội trợ lắc đầu đi.
Vài phút sau, lại có người tới hỏi, lại điệp khúc ra đi.
Cả ngày hôm đấy của tôi thất bại. Tôi thậm chí KHÔNG BÁN ĐƯỢC QUẢ ỚT NÀO.

Ngày thứ 2 tôi lại đi bán ớt. Tôi đổi chiến thuật. Cũng như ngày đầu, nhiều bà nội trợ hỏi ớt của tôi lắm. Tôi nói ớt cay vừa. Họ lắc đầu không tin. Nhìn ớt này ngòn ngọt, chắc gì đã cay, nay tôi cần ớt thật cay để làm nước chấm ốc, phải thật cay đậm vị mới ngon. Thôi để ra kia mua hàng quen vậy…
Người khác đến, tôi “rút kinh nghiệm”, phải hỏi họ trước rồi tùy cơ ứng biến.
Tôi hỏi chị đứng gần nhất: Chị, chị mua ớt cay đậm hay ngọt?. Chị ta chưa kịp trả lời thì chị bên cạnh đã hỏi mua ít ớt cay đậm. Tôi bán cho chị ta. Bán xong, quay ra hỏi các vị khác là cần ớt cay đậm hay ngọt, nhiều người bỗng nhiên quay đi, có người bĩu môi, mặt lạnh nhạt…Có người thẳng mặt: Mỗi rổ ớt giống nhau choằn choặn, lại còn cay hay ngọt, tính lừa chúng tôi à?
Tôi lại mang gần nguyên rổ ớt về nhà, mệt mỏi.
Ngẫm đi, nghĩ lại, tôi vẫn tin là ớt của mình ngon. Tôi quyết định đi chợ khác xem người ta bán ớt như thế nào. Nghĩ là làm, từ sớm tinh mơ, tôi đến một khu chợ cách khá xa khu chợ gần nhà. Tôi đứng im quan sát một lúc thì vừa hay có chị bán ớt chuẩn bị bày ớt ra bán.
Khác với tôi, chị không bày một rổ ớt đầy mà bày hơn nửa rổ thôi, chị bắt đầu phân loại rất đại khái mỗi góc một loại. Tôi nhìn sơ sơ thì có đến 5, 6 “nhúm” khác nhau trên mẹt bày hàng của chị. Còn một túi to nữa thì chị để gần mình.
Người mua hàng đầu tiên đến: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay lắm”.
Người mua ngỡ là thật, chọn một mớ trái màu nhạt, trả tiền, vui lòng mà đi. Trên sạp hàng, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay lắm”.
Tôi tròn mắt ngạc nhiên, nhìn người mua hàng. Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Một lúc sau, trên sạp hàng, những quả ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, tôi thầm nghĩ “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, không lâu sau, một khách hàng khác lại đến và cũng hỏi: “Ớt có cay không bà chủ?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi mấy tiếng đồng hồ, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm hơn. Chị bán ớt bán gần hết số ớt trên rổ của mình.
Chị tiếp tục đổ ớt trong túi ra. Cũng phân loại sơ bộ như thế. Lần này, chị mang ra thêm một túi ớt đã khô bày quá nửa rổ.
Khách đến, nhìn ớt tươi rồi lại nhìn đến ớt khô, chê: Sao ớt héo khô thế còn đem bán hở em?
-À, chị lấy ớt tươi thì bên cạnh đấy chị, em mới hái sáng sớm nay. Chỗ ớt khô này em rửa sạch, phơi khô để ai làm ớt bột thì mua về xay, giờ nhiều người thích tự xay lắm, mua ớt bột chẳng có vị thơm ngon gì. Ở thành phố, nhiều người không có chỗ phơi.
-Ra thế. Đúng rồi, đang mùa ớt, cho chị nửa chỗ ớt khô kia, chị về xay ăn dần. Lấy thêm cho chị ít ớt tươi nữa.
-Chà, chị lấy hết đi cho đỡ mất công xay. Nhìn nhiều thế này thôi chứ xay lên chỉ được hơn một lọ thôi, ăn chẳng hết mùa đông (cười).
-Đang mùa ớt, bán rẻ chút nhé, chị lấy hết chỗ ớt khô cho.
-Vâng, lấy cả thì e bán rẻ cho chị. Nắng lên cao rồi, em về tranh thủ phơi nốt ít ớt.
Thế là túi ớt khô của chị bán ớt hết sạch trong nháy mắt. Những ngày đi bán ớt, tôi biết rằng nếu ớt đã héo thì ngày mai sẽ rất khó bán. Không bỏ đi thì chỉ còn cách đi làm tương ớt hoặc ớt bột.
Khách khác đến.
-Ớt bán sao đấy em?
-À, giá thì như nhau chị ạ. Chị dùng loại ớt nào?
-Xanh ngon hay đỏ ngon? Chị dùng làm nước chấm.
-Xanh thì thơm, giòn, đỏ cay hơn chút nhưng làm nước chấm các món luộc thì rất tuyệt chị ạ. Chị bán ớt nhìn nhanh vào túi đi chợ của khách. Chắc chị làm món nước chấm ốc và nước chấm thịt luộc đúng không? Chị lấy ít ớt xanh này, chấm thịt luộc ngon. Ớt đỏ làm nước chấm ốc.
Những khách khác đến, chuyện bán ớt vẫn đều đều như từ sáng. Túi ớt của chị bán ớt vơi dần. Chỉ còn tầm 1/4 túi. Tôi tin chắc chị sẽ bán hết trước khi tàn chợ.
Quả đúng như dự đoán của tôi. Một vị khách đang đứng mua hàng ở sạp kế bên nhìn sang. Chị đon đả hỏi han, có vẻ như, đây là khách quen của chị.
-Hôm nay bác nấu món gì thế? Chị bán ớt nhìn nhanh vào túi đi chợ của khách với vẻ mặt đầy quan tâm.
-À đấy, may gặp cháu mới nhớ ra. Cho bác 5.000 đồng ớt. Nấu canh chua cá mà thiếu chút ớt thì mất ngon.
-Canh chua thì chắc bác lấy ớt cay nhỉ?
-Ừ, lấy cho bác ít ớt loại cay.
-Thế tuần này Hải đi học trên tỉnh có về không bác? Lần trước thấy bác làm tương ớt cho Hải, thấy nó sướng quá cơ, được mẹ cưng chiều.
-Ôi đúng rồi, tuần này nó về, phải làm cho nó lọ tương ngon lên tỉnh ăn dần. Chúng nó thích ăn cay mà bận rộn, có mấy khi mua được ớt tươi ăn đâu, mấy lần gọi điện cho tôi kêu nhạt miệng…Nay còn ớt ngon không cháu?
-Còn đây bác, vừa khéo cháu còn rổ ớt cuối cùng, vừa lấy trong túi ra còn tươi mới. Bác lấy tất giúp cháu nhé. Ớt mùa này rẻ như cho, không làm tương ớt thì phí lắm.
-Ừ. Chưng này chỉ đủ mẻ tương ớt cho con gái rượu, sang tuần để cho bác khoảng 3kg nhé.
BÀI HỌC:
-Phải hiểu khách hàng tiềm năng của mình. Người tìm mua ớt thực tế họ chỉ nghĩ nó là mua ớt thôi còn thực tế, ớt cay đậm, cay nhạt, ngọt…chẳng qua chỉ là những thứ họ đặt ra vì đủ thứ lý do, đôi khi chỉ là để chứng minh mình có kinh nghiệm trong việc lựa chọn sản phẩm. Cái họ thực sự cần sau những “cay đậm, cay nhạy, ngọt…” kia là sự thấu hiểu của người bán.
-Luôn cho khách hàng có cơ hội lựa chọn. Chị em sinh đôi cũng có điểm khác. Vườn ớt triệu quả thì chắc hẳn không thể giống nhau. Hãy phân loại đơn giản nhất để cho khách hàng có cơ hội lựa chọn vì họ thích thế. Không ai muốn mình bị áp đặt phải mua đúng một loại ớt cay, ai cũng muốn mình được chọn là cay thật là cay hay cay vừa vừa…
-Đôi khi, khách hàng đến với bạn chỉ bởi vì bạn là người bán hàng dễ mến mà thôi. Nếu đủ thân thiện để nở nụ cười chào hỏi, hãy cứ chào hỏi người ta không vì mục đích bán hàng. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đã vừa lòng nhau rồi, việc phát sinh nhu cầu mua, bán hộ nhau món đồ nho nhỏ là điều rất dễ.
-Khi khách đã “kết” bạn, hãy nhắc nhở họ có thể họ có nhu cầu nọ, nhu cầu kia, chỉ nhất thời không nhớ đến. Nếu giả sử, người bán ớt không nhắc bà bạn rằng tương ớt làm cho cô con gái cưng lần trước rất ngon thì có thể chính bà bạn đó đã không nhớ rằng ít lâu trước, con gái đã nhờ bà làm tương ớt còn bà thì mải mê chọn những món ăn ngon lành khác cho con mà quên đi món giản đơn con gái đã từng nhờ.
-Phải hiểu sản phẩm mình bán. Là người bán hàng, bạn phải hiểu sản phẩm của mình nhất. Vị khách nọ có thể là nhà soạn nhạc nổi tiếng nhưng không phải là người nội trợ hay lam hay làm. Nhớ kỹ, người bán ớt kia đã bán thành công cả túi ớt héo khô của mình khi biết rằng ớt héo khô cũng có thể xay làm ớt bột rất dễ dàng và nhiều người đang thích tự làm thay vì mua sẵn trong siêu thị.
-Đừng vội bán hay quảng cáo sản phẩm của bạn, hãy để khách hàng tự thể hiện ý muốn hoặc tìm cách hiểu được họ muốn gì. Nhìn vào giỏ hàng đi chợ của khách, chị bán ớt đã thấy ngay nhu cầu và tất nhiên, ghi điểm trong mắt khách hàng.
Nguồn Phương Chi – Trí thức trẻ

“Sau khi tốt nghiệp đại học, như bao sinh viên mới ra trường khác, tôi hăm hở lao đi tìm việc làm. Thành tích khá cộng thêm chút may mắn nên tôi nhanh chóng tìm được việc làm đầu tiên tại một công ty chế biến sản xuất.
Tuy nhiên, sau 3 tháng thử việc, tôi cảm thấy không thể nào hòa hợp với vị sếp ở đây. Đơn giản thôi, không thích thì nghỉ. Tôi nhanh chóng chuyển qua làm tại một công ty phân phối sản phẩm, rồi làm nghề nghiên cứu thị trường, kiểm tra thông tin… Không công việc nào phù hợp với tính cách và nguyện vọng của tôi. Biết làm sao được, phải phù hợp mới có thể gắn bó lâu dài chứ?
Cứ thế, phần thông tin kinh nghiệm làm việc trong lý lịch của tôi ngày càng kéo dài, kéo dài. Một tỷ lệ nghịch cũng không mấy ngạc nhiên là càng nhiều “kinh nghiệm làm việc”, tôi càng khó kiếm việc làm. Không còn công ty nào muốn nhận một người nhảy việc nhiều như tôi.
Vậy là tôi đành xin việc làm dạng thời vụ và cộng tác. Tuy nhiên, ngay cả dạng công việc ngắn hạn này cũng không giữ được bước chân tôi. Hễ có rắc rối hay điều gì không vừa ý, dù là nhỏ nhất, tôi cũng nghỉ ngay. Cứ vậy, danh sách công ty thời vụ trong đơn xin việc cũng ngày một dài ra.
Một ngày nọ, tôi nhận được một công việc tạm thời là thu ngân tại một siêu thị nhỏ. Hồi trước, siêu thị không dùng mã vạch như bây giờ nên thu ngân phải tự nhập hàng, nhập giá bằng máy tính. Sau vài ngày được hướng dẫn cách đánh máy tôi bắt đầu ngán đến tận cổ công việc quá sức dễ dàng và nhàm chán này.
Không thể nào, tôi không thể nào làm công việc này được!
Thế nhưng, chán công việc ấy một thì tôi cũng ngao ngán chính mình đến mười. Tôi nhận ra việc gì mình cũng làm kiểu đại khái cho qua. Tôi tự giận chính bản thân sao không đủ kiên nhẫn để theo đuổi một công việc ổn định. Tôi phải thay đổi, tôi phải cố gắng tiếp tục công việc này, bởi có lẽ đây là cơ hội cuối cùng của tôi. Tuy nhiên, thật sự là cho dù có cố gắng đến thế nào đi chẳng nữa, tôi cũng không thể tiếp tục nổi với những con số khô khan, những gương mặt không thân quen lướt qua tôi mỗi ngày. Tôi quyết định sẽ thu dọn đồ đạc và về quê. Đơn nghỉ việc tôi để sẵn trên bàn, chỉ đợi ngày gửi.
Trong khi dọn dẹp, tôi vô tình tìm ra cuốn nhật ký thời thơ ấu đang nằm lặng lẽ trong góc của ngăn bàn. Tôi cứ tưởng đã lạc mất sau nhiều lần di chuyển, nhưng không ngờ nó vẫn còn ở đây.
Tôi bồi hồi giở ra những trang giấy còn ngô nghê nét chữ học trò: “Tôi muốn trở thành nhạc công chơi đàn dương cầm”. Đó là giấc mơ hồi trung học của tôi. Nhớ lúc đó, ngày nào tôi cũng chăm chỉ tập đàn piano. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì rồi một ngày, tôi cũng bỏ ngang.
Càng nghĩ, tôi càng giận bản thân. Đâu rồi tôi của một thời đầy đam mê và mộng ước. Nhật ký của tôi bây giờ ư? Chỉ là danh sách những công ty tôi từng xin việc và nghỉ việc. Thay vì nuôi dưỡng những giấc mơ, tôi chỉ ghi lại những cố gắng nửa vời và những lần thất bại của mình.
Tôi đóng cuốn sổ nhật ký lại, gọi về nhà mà nước mắt dâng trào. Dẹp tờ đơn xin nghỉ việc sang một bên, tôi quyết định ngày mai sẽ tiếp tục đi làm. Đúng, phải tự tìm lấy cảm hứng làm việc cho dù bắt đầu cùng cái bàn phím chán ngán này.
Tôi nhắm mắt hồi tưởng lại những bài học piano ngày trước, mường tượng từng ngón tay mình đang lướt trên phím đàn. Tập piano rất khó, phải kiên trì luyện tập ngày qua ngày, sai hết lần này đến lần khác, tôi mới có thể nhớ hết các phím đàn cả tay trái lẫn tay phải và cuối cùng có thể đàn mà không cần nhìn đến bàn phím. Thế là… Tôi tự đặt ra mục tiêu: phải thuần thục bàn phím như ngày trước từng thuần thục các phím đàn.
Tôi tập nhớ những tổ hợp phím tắt, vị trí từng con chữ, sắp xếp làm sao để có thể đánh máy mà không cần nhìn xuống. Vài ngày sau, tôi đánh máy nhanh hơn hẳn, rồi dần dần tôi có thể hoàn toàn không cần nhìn đến bàn phím. Không cần phải cắm cúi xuống bàn phím, tôi có thời gian để quan sát thêm khách hàng của mình. Đây là quý cô Chỉ-mua-hàng-giảm-giá, kia là quý ngài Chỉ-đến-trước-giờ-đóng cửa. À, còn có cả quý bà Chỉ-mua-hàng-thượng-hạng nữa chứ?
Một lần, quý bà Mua-hàng-trước-khi-sắp-hết-hạn mang đến cho quầy tính tiền một con cá tươi ngon và khá đắt tiền. Tôi ngạc nhiên buột miệng hỏi: “Có dịp lễ đặc biệt gì hả bác?”. Bà trả lời: “Cháu tôi vừa đoạt giải thưởng bơi lội, tôi mua về ăn mừng”.
Tôi cười đáp: “Cháu bác giỏi quá ” và bỗng nhiên, tôi cảm thấy mình cũng vui lây khi nói chuyện cùng khách hàng. Sau một thời gian, tôi bắt đầu ghi nhớ từng gương mặt, tên của khách hàng và giúp họ có thể chọn mua hàng tốt nhất.
“Bà Tanaka ơi, bà có chắc là muốn mua loại chocolate này không? Còn một loại cũng ngon mà rẻ hơn ở dãy 3 đấy ạ”.
Tất cả khách hàng tính tiền ở quầy của tôi đều cảm ơn tôi vì những lời khuyên mua sắm hợp lý. Càng giao tiếp với khách hàng, tôi càng thích thú làm việc và không còn nghĩ đây chỉ là công việc thu ngân nhàm chán.
Một hôm, tôi cảm thấy quầy hàng của mình có vẻ đông hơn bình thường, nhưng bận tập trung vào công việc và trò chuyện với khách hàng nên tôi chẳng quan tâm. Tiếng người quản lý vọng lên trong loa thông báo: “Xin quý vị vui lòng chuyển sang quầy tính tiền còn trống để được phục vụ ngay”.
Lời nhắn ấy được nhắc đi nhắc lại, đến lần thứ ba, tôi mới ngẩng đầu lên nhìn. Cả 5 quầy tính tiền bên cạnh đều còn trống trong khi tất cả khách hàng tập trung chờ tính tiền tại quầy của tôi.
Vị quản lý chạy vội đến và nói với khách hàng: “Làm ơn chuyển sang quầy khác, như vậy các vị sẽ không phải đợi lâu”.
Bà Ito, vị khách chỉ mua sữa trong bình thủy tinh lên tiếng: “Lý do duy nhất tôi đến siêu thị này là để được trò chuyện với cô gái này đây. Tôi không muốn đến quầy thu ngân khác đâu”.
Tôi ngẩn người, ngân ngấn nước mắt vì xúc động.
Bà Ito tiếp lời: “Thật ra siêu thị ở đầu đường giá bán rẻ hơn ở đây, nhưng tôi đến đây để trò chuyện. Cảm ơn anh quan tâm, nhưng tôi sẽ xếp hàng đợi cô ấy ở đây”.
Đến lúc này, không nén nổi cảm xúc, tôi bật khóc. Lần đầu tiên trong được tôi mới hiểu được ý nghĩa công việc là thế nào”.
Thay lời kết
Như bao câu chuyện thành công khác với kết thúc có hậu, không lâu sau đó cô gái được đề bạt lên vị trí quản lý. Với cương vị mới, cô tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hướng dẫn những thu ngân mới cách tìm niềm vui trông công việc cũng và quan tâm chăm sóc khách hàng.

BÀI HỌC:
Câu chuyện kể về một phụ nữ Nhật xa lạ nhưng mặt nào đó cũng rất quen thuộc với chúng ta. Trong thời đại này, ai cũng muốn có được kết quả càng nhanh càng tốt. Thế nên, đôi khi chỉ gặp một vài chướng ngại, chúng ta đã vội nản và bỏ cuộc. Chúng ta chỉ mải đi tìm đáp án ở đâu đó xung quanh, nhưng nào biết câu trả lời đã có ở đó, tận sâu trong chính ta. Khi trao trọn vẹn trái tim cho điều mình làm, chắc chắn chúng ta sẽ tìm được niềm vui và sự thành công ở đó.
“Ngựa tốt phải chạy đường dài, người giỏi thì phải nhẫn nại”. Không có phương pháp thần thánh nào giúp bạn thành công nếu không có sự kiên nhẫn. Nó là một quá trình dài tôi luyện bản thân mình và chắc hẳn là sẽ có rất nhiều người gục ngã giữa cuộc đua đến thành công. Vậy nên chúng ta hãy tiếp tục kiên trì và tạo cho mình động lực để thực hiện mục tiêu nhé. Có gieo mới có gặt, cứ đi rồi sẽ đến – khi đó thành công sẽ rất gần bạn hơn.
Nguồn Sưu tầm

Một ngày nọ, một gia đình quí tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: Cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống một vực nước sâu. Tất cả tưởng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của người nông dân nghèo trong vùng, đã chạy đến tiếp cứu!
Nhà quí tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. thay vì chỉ nói lời cám ơn và kèm một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa :
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quí tộc lại gặng hỏi :
– Thế cháu không còn mơ ước nào lớn hơn nữa sao ?
Cậu bé im lăng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết mơ ước điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ mơ ước điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ !
Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là thủ tướng Winston Churchill.
Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt mơ ước đời mình nơi cụm cỏ bờ đê. Cậu trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.
Không ai ngờ rằng đến khi thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lừng lẫy để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa.

BÀI HỌC:
Dù bạn xuất thân thấp đến đâu thì nếu có ước mơ đủ lớn bạn vẫn sẽ gặp những người thành công khác trên đỉnh vinh quang. ^^
Nguồn Sưu tầm

Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của một chàng trai, bèn hỏi:

Ông lão: “Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?”

Chàng trai: “Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo”, chàng trai buồn bã nói.

Ông lão: “Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ!”

Chàng trai: “Cháu là người giàu có sao? Ông xem, cháu chẳng có thứ gì hết!”.

Ông lão: “Vậy sao. Nếu giả sử ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng vàng, cháu đồng ý không?”

Chàng trai: “Không bao giờ”

Ông lão: “Giả sử ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng vàng, cháu có đồng ý không?”

Chàng trai: “Không ạ”.

Ông lão: “Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng vàng, cháu thấy thế nào?”

Chàng trai: “Cũng không được”.

Ông lão: “Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?”

Chàng trai: “Đương nhiên là không”.

Ông lão: “Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?”

Chàng trai lúc này như tỉnh cơn mê: “Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu rồi, cháu quả thật là một người giàu có”.

BÀI HỌC:
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không hiểu thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem:

– Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.

– Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn hàng trăm triệu người trên thế giới.

– Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao người nghèo đói vô gia cư.

– Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống và vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn đã thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất thế gian.

– Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người đã là người sở hữu món quà vô cùng lớn, bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.

– Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.

– Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn vài tỷ người không thể đọc được trên trái đất này.

Sau khi đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: “Hóa ra, mình cũng là một người giàu có!”.
Nguồn Sưu tầm

Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi:
“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”
“Khoảng 1 đô la”, cậu bé trả lời.
“Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?” Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé.
“Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ: “Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều”.
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: “Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được”.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn ủi để ủi áo cho thẳng thớm, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó phơi khô trên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la. Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha.
Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm xin quần áo cũ mang về nhà giặt sạch đem đi bán.
Một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: “Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?“
“Cha ơi, làm sao có thể bán được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô la.”
“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, một người rất đam mê hội hoạ và vẽ rất đẹp, vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia cùng thiếu gia của mình đến mua chiếc áo. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la.
Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: “Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
Hai tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”
“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn”
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô la”. Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô la.
Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: “Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…”
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Cha cậu hỏi: “Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?”
“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp: “Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”.
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói: “Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha”.
“Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, còn chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Chúng ta tuy nghèo một chút, nhưng có sao đâu, chúng ta có nhiều hơn một chiếc áo 1 đô la và con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu”.
“Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là Michael Jordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
BÀI HỌC:
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình.
Chúng ta bỏ cuộc hay chiến thắng nghịch cảnh phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn điều đó bằng con mắt như thế nào ?Liệu chúng ta có thể tìm ra giá trị của chính mình để sống một cuộc đời của chính bản thân mình ?
(Sưu tầm)

Lúc nhỏ, Einstein là một cậu bé ngốc nghếch, cậu có kết quả học tập rất là kém đến thầy giáo cũng đồng ý rằng cậu không thông minh và sẽ chẳng làm được trò trống gì.
Một hôm vào giờ thủ công thầy giáo yêu cầu các học sinh làm một món đồ nho nhỏ theo khả năng của mình, khi sắp hết giờ thì các bạn đều đã hoàn tất món đồ nho nhỏ của mình có người thì là một chú chim, một chú vịt, một chiếc bàn, một chiếc xe,…
Riêng Einstein thì cứ làm được gì cả, cậu từ từ đứng lên và ngập ngừng nói “Thưa thầy ngày mai em nộp bài có được không ạ?”, thầy giáo nghe vậy cũng miễn cưỡng đồng ý.
Hôm sau, Einstein cầm đến nộp cho thầy một chiếc ghế bằng đất sét, cả lớp cười ồ lên vì nó quá xấu xí và lạ lùng, chân dài chân ngắn, chân to chân bé, tự đứng cũng chẳng được.
Thầy giáo thốt lên: “Trời ơi, em nộp cái gì thế này ?” Rồi quay xuống lớp hỏi: “ Các em có bao giờ nhìn thấy cái ghế nào xấu hơn cái ghế này chưa?” Thầy giáo hỏi với vẻ mặt cau có.
Cả lớp lại cười ồ lên.
Bỗng có tiếng đáp : “ Thưa thầy rồi ạ. Còn có cái ghế xấu hơn cái này nữa cơ!” Einstein đáp.
Nói xong cậu liền lấy trong ngăn bàn ra hai cái ghế đúng là xấu hơn vậy thật rồi nói: “Đây là cái ghế làm lần thứ nhất và lần thứ hai của em, còn cái em nộp cho thầy là cái ghế thứ ba đấy ạ. Mặc dù nó không thể làm vừa ý thầy nhưng đó là cái đẹp nhất trong ba cái ghế em đã làm ạ.”
BÀI HỌC:
Người thành công không so sánh kết quả của mình với người khác mà với chính mình trong quá khứ, từng chút từng chút một.
Nhờ vậy mà Einstein đã trở thành nhà vật lý học nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

BLOG chia sẻ cuộc sống, kinh doanh

Ebook kinh doanh

File excel hỗ trợ Kinh doanh

Close Menu